VIRUS CORONA 2019 (COVID 19, SARS COV 2): NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

0210 220 8888 Đường Nguyễn Tất Thành - P. Nông Trang - TP. Việt Trì - Phú Thọ
 

logomoinhat

Hotline:0210 220 8888

Mở cửa: Giờ hành chính / T2 - Chủ nhật

Trang chủ/Tiêm chủng COVID-19/Thông tin về COVID-19

VIRUS CORONA 2019 (COVID 19, SARS COV 2): NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

 

Virus Corona 2019 (Vi rút Corona, Covid-19) gây bệnh viêm phổi cấp ở Vũ Hán là gì? Vì sao vi rút Corona lại lan nhanh thành dịch chỉ trong thời gian ngắn? Phòng ngừa, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị vi rút dịch Covid-19 bằng cách nào?… là những thắc mắc cần được thông tin chuẩn xác.

 

1. VIRUS CORONA LÀ GÌ?

Virus Corona là chủng virus mới chưa từng xuất hiện ở người, có tên gọi từ nguồn gốc tiếng Latin. Vi rút Corona là chủng virus được bao bọc bằng những chiếc gai bao bọc bên ngoài, tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong.

Bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona ban đầu được xác nhận là một loại bệnh “viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ nguyên nhân”. Chỉ sau 100 ngày xuất hiện, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona đã nhanh chóng tác động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử.

Tên gọi vi rút Corona có nguồn gốc từ tiếng Latin, trong đó “corona” có nghĩa là “vương miện” hoặc “hào quang”. Virus này có những chiếc gai bao bọc bên ngoài, chúng tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong.

 

2. VIRUS SARS COV 2 ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?

Giống như các loại virus khác, virus Sars Cov 2 tiến hành thâm nhập sâu vào bên trong tế bào, thuần hóa tế bào thành cỗ máy nhân bản, nhân virus lên gấp nhiều lần. Nếu mục tiêu này hoàn thành, lượng virus Sars Cov 2 đủ lớn để phá vỡ hệ miễn dịch, khiến cơ thể không đủ đề kháng chống lại và nhiễm bệnh.

Virus Sars Cov 2 có dạng hình cầu, đường kính xấp xỉ 125 nanomet, với cấu tạo theo thứ tự từ trong ra ngoài như sau:

·         Lõi acid Nucleic: Đây là bộ gen của virus với kích thước 26-32 kilobase, đây là kích thước lớn nhất trong số các loại virus ARN. Lõi acid Nucleic chứa sợi ARN đơn dương (sợi phân tử polyme có vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa, và biểu hiện của gen), giúp virus tiến hành nhân bản nhanh hơn.

·         Vỏ Protein: Lớp vỏ này đóng vai trò bảo vệ, được bao bọc bên ngoài bộ gen.

·         Lớp vỏ ngoài: Vỏ ngoài bao gồm lớp kép lipit và protein, bên trên có lớp gai protein thực hiện các nhiệm vụ của kháng nguyên, giúp virus xâm nhập vào các tế bào dễ dàng.

coronavirus.jpg

 

3. COVID 19 LÀ GÌ?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV) là Covid 19. Tên gọi mới này gọi tắt của coronavirus disease 2019, theo các từ khóa “corona”, “virus”, “disease” (dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này xuất hiện.

Tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại Virus – International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới của vi-rút corona là Sars-CoV-2. Đây là tên gọi khác với tên Covid 19 mà WHO đã chỉ định trước đó.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng corona virus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tạm thời gọi là 2019-nCoV có trình tự gen giống với Sars-CoV trước đây, với mức tương đồng lên tới 79,5%. Điều này khiến cho các biện pháp kiểm soát hiện nay rất khó phát hiện.

4. VIRUS CORONA GÂY BỆNH NHƯ THẾ NÀO?

Hầu hết các loại virus Corona có con đường lây truyền giống như những loại virus gây cảm lạnh khác, đó là:

·         Người bệnh ho và hắt hơi mà không che miệng, dẫn tới phát tán các giọt nước vào không khí, làm lây lan virus sang người khỏe mạnh.

·         Người khỏe mạnh chạm hoặc bắt tay với người có virus Corona khiến virus truyền từ người này sang người khác.

·         Người khỏe mạnh tiếp xúc với một bề mặt hoặc vật thể có virus, sau đó đưa tay lên mũi, mắt hoặc miệng của mình.

·         Trong những trường hợp hiếm hoi, virus Corona có thể lây lan qua tiếp xúc với phân.

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, trung bình một bệnh nhân nhiễm virus Corona sẽ lây lan sang 5,5 người khác. Chính vì virus Covid-19 có khả năng lan truyền rất nhanh từ người sang người, nên nếu người dân không được trang bị kiến thức về phòng chống bệnh, đại dịch rất dễ xảy ra.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I, TP.HCM, ở nhiệt độ cao bên ngoài cơ thể (trên 20oC, đặc biệt là trên 25oC), ánh nắng, môi trường thông thoáng, virus Corona (2019-nCoV) sẽ yếu đi và giảm khả năng lây bệnh. Nhưng nếu ở nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, không thoáng khí, lạnh thì virus sẽ phát tán và lây lan rất nhanh vì đây là điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển.

 

5. THỜI GIAN Ủ BỆNH VIRUS CORONA

Một người nhiễm virus Corona có thể xuất hiện các triệu chứng đầu tiên sau thời gian ủ bệnh khoảng 2-14 ngày, trung bình là 5 ngày. Trong thời gian ủ bệnh, virus vẫn có thể lây truyền gây nhiễm bệnh.

6. TRIỆU CHỨNG VIRUS CORONA QUA TỪNG NGÀY

Tùy theo thể trạng và sức đề kháng, triệu chứng nhiễm corona qua từng ngày của mỗi cá thể là khác nhau, tuy nhiên những triệu chứng này đều biểu hiện rõ từ 2-14 ngày. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán kịp thời.

Ngày 1 đến ngày 3:

·         Dấu hiệu giống bệnh cảm thông thường.

·         Viêm họng nhẹ, không sốt, không mệt mỏi.

·         Ăn uống và hoạt động bình thường.

Ngày 4:

·         Cổ họng bắt đầu đau nhẹ, người lờ đờ.

·         Bắt đầu khan tiếng.

·         Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ.

·         Đau đầu nhẹ, tiêu chảy nhẹ.

·         Bắt đầu chán ăn.

Ngày 5:

·         Đau họng nhiều hơn, khan tiếng nhiều hơn.

·         Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ

·         Cơ thể mệt mỏi, đau nhức các khớp xương.

Ngày 6:

·         Triệu chứng của virus Corona 2019 là bắt đầu sốt nhẹ.

·         Ho có đàm hoặc ho khan không đàm.

·         Đau họng nhiều hơn, đau khi nuốt nước bọt, khi ăn hoặc nói.

·         Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn.

·         Tiêu chảy, có thể nôn ói.

·         Lưng hoặc ngón tay đau nhức.

Ngày 7:

·         Sốt cao dưới 38o.

·         Ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn.

·         Toàn thân đau nhức.

·         Khó thở.

·         Tiêu chảy và nôn ói nhiều hơn.

Ngày 8:

·         Sốt khoảng trên dưới 38o.

·         Khó thở, hơi thở khò khè, nặng lồng ngực.

·         Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng.

·         Đau khớp xương, đau đầu, đau lưng.

Ngày 9:

·         Các tình trạng như sốt, ho, khó thở, nặng lồng ngực… trở nên nặng nề hơn.

 

.

7. CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ XÉT NGHIỆM COVID 19

Hiện nay, để chẩn đoán vi rút Corona, bệnh nhân cần được xét nghiệm tìm chuỗi di truyền đặc trưng của Corona virus có trong mẫu phết vùng mũi – họng. Thông thường, các phòng xét nghiệm mất 4-6 giờ test xét nghiệm để tìm chuỗi di truyền đặc hiệu của Covid 19. Tại Việt Nam, kết quả chẩn đoán và xét nghiệm Covid 19 thường có sau khoảng 24h.

8. ĐIỀU TRỊ COVID 19

Cho đến nay, thế giới vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị vi rút Corona, tất cả thuốc hiện nay đều là thuốc điều trị triệu chứng. Bộ Y tế khuyến cáo việc sử dụng thuốc trong điều trị Covid 19 phải tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của bác sĩ. Người dân không tự ý sử dụng thuốc, tránh ngộ độc hay các tác dụng phụ không mong muốn.

9. VIRUS CORONA LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO?

COVID-19 lây nhiễm thông qua dịch tiết mũi họng khi tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với người bệnh. Dịch tiết này bao gồm nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn từ miệng hoặc mũi của người bệnh khi ho, hắt hơi, nói hoặc hát.

Người tiếp xúc gần (trong khoảng cách 1 mét) với người nhiễm bệnh có thể mắc COVID-19 khi các giọt bắn xâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của người tiếp xúc. Ngoài ra, virus có thể bám trên bề mặt, lây lan khi chạm tay nắm cửa, tay vịn cầu thang,… sau đó lại chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng mình trước khi rửa tay.

Theo đánh giá từ đợt dịch thứ 4 tại Việt Nam, tốc độ lây lan của các biến chủng virus SARS-CoV-2 đang rất nhanh, đặc biệt là trong môi trường kín, thông khí kém, nơi tập trung đông người… Tại các khu vực bùng dịch, không loại trừ khả năng COVID-19 lây nhiễm qua hạt khí dung (giọt bắn rất nhỏ lơ lửng trong không khí), đặc biệt tại các địa điểm trong nhà, không khí không đủ thông thoáng.

Để chủ động phòng, tránh tiếp xúc với giọt bắn, đều quan trọng cần thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Bộ Y tế gồm: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế”. Đồng thời, cần rửa tay thường xuyên thật kỹ bằng nước và xà phòng hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn, thường xuyên lau rửa các bề mặt bằng xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn.

10. CÁCH PHÒNG NGỪA VIRUS CORONA

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế kêu gọi người dân Việt Nam cùng thực hiện và lan tỏa nghiêm túc thông điệp “5K+ Vắc xin” gồm Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế + Vắc xin. Đặc biệt, khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở… người dân cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.

dich_-_Copy_1.jpg

Với phương châm “chống dịch như chống giặc”, ngoài các giải pháp mang tính căn cơ thì những hành động sau là rất cần thiết để sớm chấm dứt đại dịch:

·         Không đi ra ngoài khi không thật sự cần thiết, không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng.

·         Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài kể cả khi làm việc; luôn đứng cách xa người khác 2 mét.

·         Luôn rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch sát khuẩn nhất là sau khi sờ tay vào bất cứ đồ vật nào và sau khi gặp, nói chuyện với người khác trước khi về nhà.

·         Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Về đến nhà phải thay quần áo và vệ sinh sạch sẽ.

·         Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; giữ ấm vùng ngực cổ, uống nước ấm. Thay quần áo khi về nhà và quần áo thay ra cần được ngâm với xà phòng.

·         Ăn uống đủ chất, ăn chín, uống chín, tập luyện thể thao phù hợp, sinh hoạt lành mạnh. Thường xuyên vệ sinh, giữ thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

·         Nếu cách ly thì phải ở nhà, hạn chế gặp người trong nhà, thực hiện theo các hướng dẫn cách ly của cơ quan y tế.

·         Không nên đến cơ sở y tế nếu không phải cấp cứu. Hãy hỏi cán bộ y tế bằng hotline hoặc qua mạng trước khi muốn đi khám bệnh.

·         Khai báo y tế qua ứng dụng cho bản thân mình và người thân trong nhà; theo dõi sức khỏe hàng ngày và báo ngay cho cơ quan y tế hoặc trên ứng dụng PC-COVID.

Đặc biệt, khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở… người dân cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn

Liên hệ

- Trung tâm tiêm chủng - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ

- Địa chỉ : Đường Nguyễn Tất Thành - P. Nông Trang - TP. Việt Trì - Phú Thọ

- Liên hệ : 0210 220 8888 ( Giờ hành chính ) - 0210 655 9999

Facebook

Bản đồ